Giới thiệu Automate Market Maker (AMM)

Chào các cư dân,

Trong bài viết trước về DeFi, mọi người đã hiểu về Yield Farming – hiểu về cách thức những nền tảng cho vay tạo ra lợi tức trong hệ sinh thái tiền điện tử. Trong bài viết này, mình sẽ đề cập đến 1 chủ đề khác, đó là về những nền tảng không cho vay – và làm cách nào để những người dùng tiền điện tử có thể sử dụng những nền tảng này để tạo ra lợi nhuận.

DeFi thật là kỳ diệu

Đặc biệt, mình sẽ giới thiệu khái quát về 3 nền tảng sử dụng AMM: Curve, Balancer và Uniswap. Cả 3 đều có điểm chung là các dự án này tạo ra cơ sở hạ tầng để người dùng tiền điện tử có thể trao đổi các tài sản kỹ thuật số mà không cần đến 1 middle man – người quản lý tập trung. Để hiểu vai trò của các dự án này, trước tiên chúng ta cần biết tại sao sự cần thiết của các dự án này là quan trọng.

Lưu ý: Phần này được viết dành cho những người không có khái niệm về DeFi hoặc hiểu lý do tại sao chúng là quan trong. Bạn có thể bỏ qua phần bắt đầu với Uniswap nếu bạn đã hiểu.

Sự quan trọng

Việc trao đổi tài sản kỹ thuật sô từ tài sản này sang tài sản khác chủ yếu dựa vào lòng tin. Anh chàng đã bán chiếc pizza với giá 10.000 Bitcoin phải đảm bảo rằng người giao bánh pizza không biến mất sau khi nhận được số Bitcoin kia. Cho dù bạn giao dịch mua hay bán Bitcoin thông qua các diễn đàn, group telegram thì đều cần phải dựa vào uy tín của sắp giao dịch với bạn. Mặc dù vậy, nguy cơ xảy ra lừa đảo vẫn có khi một số cá nhân bắt đầu có uy tín. Với sự xuất hiện của Mt Gox, Coinbase, Binance, các cá nhân có thể gửi tiền vào 1 tài khoản tập trung để giao dịch với nhau thì tạm thời chúng ta có thể không cần xem xét sự uy tín người mà chugns ta sẽ giao dịch cùng. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro đi kèm, Mt Gox là 1 ví dụ.

Khi số lượng tài sản kỹ thuật số trong hệ sinh thái tiền điện tử tăng lên, các nhà phát triển ngày càng phát hành nhiều hơn các coin/token, thì các sàn giao dịch tập trung (Centralize Exchange – CEX ) trở thành người nắm giữ thanh khoản. Thông thường, các CEX yêu cầu một khoản phí từ vài trăm ngàn $ đến triệu $ cho việc niêm yết các coin/token. Đi kèm với việc niêm yêt là các “dịch vụ gia tăng” như tạo thị trường cho các coin/token, tổ chức các chương trình kích cầu giao dịch các coin/token, marketing… Điều này tạo ra sự bất lợi cho các đội phát triển có ít nguồn lực. Mặc dù các CEX đã phát huy tốt vai trò của mình, nhưng theo thời gian, việc dựa vào các CEX để tiền điện tử tiếp cận với người dùng bình thường là không thực tế. Khi số lượng tài sản kỹ thuật số tăng lên, ở dưới dạng NFT (Non-Fungible Token), thì cần có các nền tảng giúp trao đổi tài sản này sang tài sản khác mà không cần các bên trung tâm. Đây chính là nơi để các nền tảng AMM xuất hiện và giải quyết vấn đề – thay thế những người giữ cổng CEX, bằng những dòng code.

Một AMM có thể cho phép người dùng tự do niêm yết và trao đổi các tài sản kỹ thuật số mà không cần order book. Không giống như CEX và DEX (Decentralize Exchange) truyền thống – các DEX sử dụng AMM không có người đặt lệnh mua hoặc bán cho các loại tài sản. Mà họ sử dụng các công thức để xác định giá của một tài sản, có nghĩa là giá cả của tài sản sẽ tự động thay đổi khi có 1 giao dịch xảy ra và không hoặc ít bị tác động bởi các yêu tố khác. Đối với các tài sản phổ biến như ETH, đôi khi giá trên CEX và các DEX sử dụng cơ chế AMM có thể khác nhau, trong trường hợp này, những người giao dịch chênh lệch giá sẽ giúp đưa giá trên AMM cân bằng với giá thực tế được chấp nhận. Cơ chế AMM rất quan trọng vì các dự án, cá nhân có thể bắt đầu tạo thanh khoản cần ít nguồn lực hơn – mà không cần đến một trung gian tạo lập thị trường. Các dự án như 0x và Kyber Network vẫn hoạt động vì có các cơ chế khuyến khích cho mọi người thực hiện giao dịch trên chúng. Còn AMM thì khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản (dưới dạng tài sản nhàn rỗi) để hưởng lợi tức là phí giao dịch và phần thưởng là các token của nền tảng.

Giải thích 1 số thuật ngữ

Để hiểu hơn, mình sẽ phân tích ba dự án chính nổi bật là Uniswap, Curve và Balancer. Mỗi dự án đều xây dựng các cơ chế khuyến khích khác nhau, nhưng trước tiên cần đảm bảo hiểu rõ một số khái niệm:

  1. Nhóm thanh khoản (Liquidity Pool – LP): Là tổng tài sản được cung cấp để cho phép người dùng giao dịch từ tài sản này sang tài sản khác. Nó là tổng hợp số dư của tất cả những người dùng nạp vào để tìm kiếm lợi tức. Nếu LP càng lớn thì nó càng có thể hấp thụ nhiều các giao dịch hơn trong cùng 1 khoảng thời gian. Đây là vấn đề của giao dịch phi tập trung vì hiện tại một giao dịch với khối lượng lớn hơn 100.000$ khó có thể xảy ra mà không tạo ra sự trượt giá (slippage). Sự trượt giá được mô tả là sự khác biệt giữa giá mà bạn hy vọng nhận được với mức giá mà bạn thực sử phải trả khi thực hiện giao dịch.
  2. Tổn thất tạm thời – không biết dịch thế nào cho hay ( Impermanent loss): Khi cung cấp tài sản kỹ thuật số cho các nền tảng như Uniswap, có rủi ro là bạn không lấy lại được đúng số tài sản ban đầu hoặc số tài sản đáng nhẽ ra bạn sẽ có nếu không gửi vào Nhóm thanh khoản, và điều đó có nghĩa là bạn bị lỗ khi tham gia vào nhóm thanh khoản. Lý do cho điều này được giải thích thêm bên dưới đối với từng nền tảng. Nhưng một cách tóm tắt, tổn thất tạm thời xuất hiện từ tình huống mà các nhà giao dịch không có động cơ để thực hiện giao dịch – dẫn đến những người đã cung cấp tài sản cho một nhóm thanh khoản với hy vọng tạo ra lợi nhuận sẽ bị mất tiền. Chúng chủ yếu là kết quả của tình huống tài sản được giao dịch giảm giá trên một nền tảng phi tập trung so với những gì nó đang được giao dịch trên một sàn giao dịch tập trung. Đọc kỹ hơn về Tổn thất tạm thời tại đây.
  3. Khai thác thanh khoản (Liquidity Mining): là việc cung cấp tài sản cho thị trường để nhận phần thưởng, có thể được là mã thông báo (token) của nền tảng. Cá nhân cung cấp thanh khoản sẽ chịu rủi ro khi tài sản được cung cấp dao động về giá nhưng có lợi ích khi bán mã thông báo.Đáng buồn thay, vì phản ứng ngay lập tức của bất kỳ ai nhận được các mã thông báo thưởng này là bán, nên giá có xu hướng giảm theo thời gian. 

Sau khi hiểu 3 khái niệm này – hãy xem cách các nền tảng sử dụng AMM của thị trường này hoạt động như thế nào và người dùng sẽ đạt được gì:

Uniswap

Uniswap là DEX sử dụng một hàm đơn giản tuân theo mô hình x * y = k. Trong đó k là hằng số. Hãy xem xét 1 ví dụ như sau: Một LP được tạo nên với 50 ETH và 10.000 USD.

  • Giả sử x là nguồn cung của ETH – do đó bằng 50 vì LP được tạo nên với 50 ETH, y sẽ là giá ETH được giao dịch. Và k là hằng số = 10.000 tương đương với 10.000 USD.
  • Vậy thì giá của 1 ETH sẽ = 10.000/50 = 200 vì k là hằng số. Nếu có ai đó muốn mua ETH bằng USD, hiển nhiên họ sẽ phải thêm USD vào và lấy bớt ETH ra.
  • Giả sử một người dùng mua 2 ETH với giá 200. Điều này làm giá trị của x giảm từ 50 xuống 48, dẫn đến việc thay đổi giá trị của y. Vì k là hằng số nên giá ETH ( y ) tại thời điểm đó cần thay đổi để k không đổi. Do đó 10.000 / 48 = 208 là giá mới của ETH.
  • Tương tự, nếu xảy ra 1 giao dịch tiếp theo, nếu ai đó quyết định bán một lượng lớn ETH, thì nguồn cung ETH sẽ tăng lên. Ví dụ một ai đó muốn bán 7 ETH. Tổng số ETH trên pool sẽ là 48 – 7 = 55 ETH. Vì x bây giờ là 55, nên cần có sự thay đổi của y để phán ánh cung cầu mới.
  • Vì k vẫn bằng 10.000 nên giá mới y = 10.000 / 55 = 181$. Tổng số USD trong nhóm bây giờ sẽ là 10.400 – (78181) = 9133$.

Các tiếp cận bằng thuật toán này cung cấp một giải pháp để có thể định giá tài sản mà không dựa theo cơ chế đặt giá bán và mua truyền thống như các mô hình tập trung thực hiện. Vấn đề lớn nhất ở đây là giá sẽ thay đổi với biên độ lớn nếu không có đủ lượng ETH hoặc USD trong LP. Sự biến động chính là một yếu tố khiến giao dịch tài sản trên Uniswap trở nên rủi ro. Quan trọng hơn, những người cung cấp tính thanh khoản cho một nhóm có thể bị lỗ nếu có một laotj các giao dịch di chuyển giá theo một hướng và không có các giao dịch theo chiều ngược lại. Sự khác biệt quan trọng giữa Uniswap và Curve là Uniswap cung cấp khả năng trao đổi trên nhiều loại tài sản, ngược lại Curve chỉ tập trung vào một số loại tài sản chủ yếu là các stable coin ở mức giá dao động quanh 1$.

Cơ chế khuyến khích trong Uniswap:

Uniswap tính phí 0,3% cho tất cả các giao dịch diễn ra thông qua nền tảng. Khi một cá nhân đổi mã thông báo của nhóm của họ, họ sẽ nhận được một phần phí được tạo ra tương ứng với số tiền của nhóm mà họ tạo ra thanh khoản. Thách thức ở đây là phí tạo ra hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng và quy mô giao dịch xảy ra thông qua nhà tạo lập thị trường tự động. Nếu có sự thiếu hụt giao dịch xảy ra trên nền tảng, có thể không có động lực nào cho các cá nhân cung cấp thanh khoản cho chính nền tảng. 

Curve.fi

Nếu muốn tránh rủi ro từ việc trao đổi các tài sản có tính biến động cao trên Uniswap, chỉ trao đổi giữa các loại stable coin ổn định, thì bạn có thể hưởng lợi từ phí đồng thời giảm xác suất Tổn thất vĩnh viễn. Đó là triết lý hoạt động của Curve.Các cá nhân có thể thêm thanh khoản bằng đô la ổn định, cho phép giao dịch các cặp USD khác nhau (ví dụ: DAI, USDT, USDC) và hoán đổi giữa chúng. Vì tất cả các tài sản đều giao dịch dao động xung quanh 1 đô la, xác suất xảy thua lỗ thấp hơn tránh được do Tổn thất vĩnh viễn vốn đến từ sự biến động giá.‘Điểm khác biệt’ ở đây là Curve tập trung vào sự ổn định của tài sản và khối lượng. Curve có thể hấp thụ khối lượng giao dịch hàng trăm nghìn đô la với mức trượt giá tương đối thấp do các quỹ thanh khoản lớn mà nó có.

Cơ chế khuyến khích trong Curve:  Curve có phí 0,04% liên quan đến mỗi giao dịch trên đó. Điều này được phân phối cho những người cung cấp mã thông báo để cung cấp tính thanh khoản trên nền tảng. Các mã thông báo không được sử dụng trong Curve cũng được chuyển đổi thành cTokens để nhận được lợi nhuận từ việc cung cấp các khoản vay trên nền tảng. Điều này đảm bảo người dùng nhận được một khoản phí lãi suất cơ bản và một khoản lợi nhuận bổ sung từ việc tạo thị trường xảy ra trên chính Curve. Curve đã ra mắt mã thông báo thưởng của họ là CRV vào ngày 17/8.

Balancer

Balancer thú vị hơn vì nó cho phép các cá nhân có một hỗn hợp các mã thông báo trong một nhóm. Có thể hiểu nó giống một quỹ ETF, thay vì trả cho người giao dịch một khoản phí để quản lý một nhóm, Balancer giúp các cá nhân có thể kiếm tiền từ việc cung cấp tính thanh khoản cho một nhóm. Nói cách khác – người dùng tự xác định số lượng và tổ hợp tài sản mà họ muốn nắm giữ và nhận một khoản phí để cung cấp thanh khoản cho nhóm đó. Mặc dù mô hình hoạt động tương đối phưc tạp nhưng có 3 điểm chính cơ bản như sau:

  • Thay vì chỉ có hai tài sản, Balancer có thể sử dụng kết hợp nhiều tài sản. Điều này có nghĩa là người dùng có thể tự xây dựng một danh mục đầu tư bao gồm nhiều loại tài sản. Tối đa ở thời điểm viết bài là 8.
  • Balancer cho phép tạo tỉ lệ danh mục tùy chỉnh. Điều này có nghĩa là ai đó có số lượng đáng kể mã thông báo “x” đang tìm cách cung cấp tính thanh khoản trong ETH, có thể tạo ra một nhóm được cân bằng  80% trong mã thông báo x và 20% trong ETH.
  • Phí trên Balancer có thể được đặt theo sự cung cấp của nhà cung cấp thanh khoản. Nó nằm trong khoảng từ 0,0001% đến 10%. 

Cơ chế khuyến khích đang diễn ra trong Balancer là lợi nhuận đến từ nhóm giao dịch. Tất cả các khoản phí do nhóm thiết lập sẽ trở lại với các nhà cung cấp thanh khoản trên Balancer. Khi xảy ra việc tự đặt phí giao dịch, sẽ có các nhóm LP muốn có phí cao hơn. Nếu một nhóm có mức phí quá cao, các cá nhân không có động lực để giao dịch trên Balancer vì các sàn giao dịch tập trung sẽ có mức phí tốt hơn. Do đó, các mã thông báo thưởng được ưu tiên phân phối cho các nhóm có thiết lập phí giao dịch thấp như một cơ chế khuyến khích.

Tại sao Balancer lại xuất hiện trên khắp các bản tin? :  Ngoài thực tế là Balancer là một trong những dự án đã cho thấy sức hút và dần dần được token hóa, có một thực tế là phần thưởng đầu tiên của balancer vừa ra mắt. Trong số 100 triệu mã thông báo Balancer sẽ tồn tại, 25 triệu được phân bổ cho những người sáng lập và nhà đầu tư. Balancer đã huy động được 3 triệu đô la với giá ban đầu là 0,6 đô la cho mỗi mã thông báo. Khi viết bài này, nó giao dịch ở mức 13 đô la. Khoảng 7,5 triệu mã thông báo Balancer sẽ được phát hành trong một năm.

Tương lai của AMM

Các nền tảng sử dụng AMM được phát triển một cách vững chắc trong nhiều năm và với xu hướng DeFi gần đây đã tạo ra sự quan tâm đến các nền tảng này. Một chủ đề phổ biến mà chúng ta đang thấy là sự thúc đẩy dần dần việc phát hành mã thông báo và cho phép cộng đồng tự quản lý dự án đó. Điều này sẽ vẫn khả thi miễn là lợi nhuận của từ việc quản trị (ví dụ: phí giao dịch) có giá trị hơn chi phí cơ hội của việc không làm như vậy. Điều đó có nghĩa là gì? Ví dụ mã thông báo của Balancer đang có giá là 18$. Tuy nhiên, khi nó giảm xuống – nếu bản thân khối lượng trên nền tảng không tăng đủ cao để tạo ra đủ doanh thu từ phí, sẽ không lâu nữa các nhà cung cấp thanh khoản sẽ mất hứng thú.Ở thời điểm viết bài, doanh thu hàng ngày của Balancer đang ở mức 74 nghìn $. Nếu con số này không tăng theo thời gian, sẽ không có thêm các nhà cung câp thanh khoản mới, ngược lại một số có thể rời bỏ nền tảng. Tuy nhiên có 1 cơ chế lý thuyết trò chơi ở đây, nếu một nhóm các nhà cung cấp thanh khoản rời đi, thì nhóm ở lại sẽ được nhận nhiều phần thưởng hơn.

Đối với các nền tảng lâu đời hơn như Uniswap, khối lượng giao dịch đã đạt đến một con số đủ lớn để chứng minh sự quan tâm của thị trường. Vì con số này tương đối cao, nên các cá nhân sẽ quan tâm đến việc quản trị nền tảng sẽ hoạt động như thế nào. Nói cách khác – các dự án phi tập trung như AMM sẽ cần doanh thu cao để có thể biện minh cho giá trị các mã thông báo quản trị của họ. Đây là một mô hình tốt hơn so với đầu tư mạo hiểm truyền thống vì nó đảm bảo các dự án không có doanh thu sẽ không thể tồn tại. Vì sự linh động trong DeFi mà các nhà cung cấp thanh khoản lớn sẽ chuyển vốn sang các nền tảng có lợi suất cao nhất mọi lúc nếu không nhận thấy tiềm năng phát triển của dự án mà họ đang hỗ trợ bằng việc cung cấp thanh khoản.

Đây thực sự là những cải cách quan trọng mà blockchain đem lại để giúp nền kinh tế vận hành tốt hơn.Ý tưởng là bạn có thể kết hợp nhiều loại tài sản nhàn rỗi đang có đưa nó vào một thị trường tự hoạt động bằng các dòng code và công thức. trong tương lai, có thể sẽ xuất hiện các thoải thuận về chia sẻ thu nhập và quyền sỡ hữu trí tuệ được mã hóa trên các nền tảng sử dụng AMM. Về cơ bản, các nền tảng mới này đang loại bỏ những người trung gian từng đóng vai trò là cầu nói giữa các công ty phát hành và thị trường. Giống như cách WordPress tạo ra một nền tảng để ai cũng có thể dễ dàng tạo một trang web bằng một vài cú nhấp chuột.

Điều này liệu có bị lạm dụng? Có, chắc chắn. Một vài người, hoặc nhiều người sẽ có khả năng bị mất tiền. Tuy nhiên, hầu hết sự đổi mới sẽ làm xáo trộn cuộc sống của nhưng người bình thường – tuy nhiên về lâu dài sẽ đem lại nhiều sự tích cực hơn là tiêu cực.

Chúc mọi người đầu tuần vui vẻ.


Bạn thấy bài viết thú vị, và muốn trở thành 1 cư dán trong thị trấn miễn phí: https://t.me/thitrancryptogroup

Lưu ý: Không phải tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử đều cung cấp đầy đủ các quyền hạn cho bạn và không phải tất cả đều an toàn. Mình không xác nhận cho một sàn giao dịch cụ thể nào. Bạn cần phải tự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi gửi tiền hoặc tiền điện tử đến bất kỳ sàn giao dịch, trang web hoặc ứng dụng nào. Như bài viết này đã đề cập, vẫn còn rất nhiều việc phải làm về tính thân thiện với người dùng của tiền điện tử.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm:  Không có thông tin nào ở trên là lời khuyên đầu tư,mời gọi hay khuyến khích sử dụng các sàn giao dịch cụ thể hoặc thông tin thực tế theo bất kỳ cách nào và không nên được hiểu như vậy. Bạn đọc nên tự nghiên cứu. Nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra, mình sẽ cố gắng hỗ trợ trong mức cho phép. Mục đích của mình chỉ là cung cấp thông tin và truyền bá kiến ​​thức về chủ đề này.

Default image
jūlian.eth
Articles: 24
https://www.pixelhere.com/et/event.php?advertiser=212168&cid=INSERT_CLICK_ID&id=645772&udid=UDID&variable=INSERT_USER_ID_OR_EMAIL_HERE&value=INSERT_PRICE_VALUE&tid=UNIQUE_TRANSACTION_ID

Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124