DeFi là gì? Kiếm tiền với Yield Farming

1.DeFi là gì?

DeFi – viết tắt của Decentralized Finance (tài chính Phi tập trung), là một cơ chế tài chính mở (vốn được xây trên Ethereum), cho phép BẤT KỲ AI từ BẤT KỲ ĐÂU được tiếp cận đến các công cụ tài chính (vay mượn, đầu tư….) mà không cần sự cho phép của các cơ quan tập trung.

Nên lưu ý 1 điều, đó là DeFi là 1 lĩnh vực sử dụng Blockchain, chứ không phải 1 lĩnh vực THUỘC Blockchain như mọi người nghĩ. Về cơ bản, công nghệ Blockchain phục vụ rất nhiều mặt trong cuộc sống, bao gồm tài chính. Và DeFi là 1 trong những bước cách mạng tiếp theo của ngành tài chính, sử dụng công nghệ của Blockchain.

Chỉ cần Google cụm từ “DeFi là gì?”, sẽ có rất nhiều kết quả hiện ra nhanh chóng. Tuy nhiên bài viết này sẽ không đi sâu vào khái niệm, mà thay vào đó sẽ giải thích về việc tài chính Phi tập trung 1 cách dễ hiểu.

Về cơ bản, DeFi được sinh ra để thay thế ngân hàng truyền thống trong các lĩnh vực tài chính. Từ cho vay-mượn, tiết kiệm cho đến giao dịch phi tập trung (DEX), tất cả đều là ứng dụng của DeFi. Tuy nhiên mảng vay mượn (Lending và Borrowing) đang là 2 mảng phát triển nhất với vốn hóa to nhất của DeFi.

Ví dụ đơn giản như này. Trước đây bạn có tiền nhàn rỗi không sử dụng, bạn quyết định sẽ đem ra ngân hàng để gửi với lãi suất 8%/năm. Ngân hàng sẽ cầm tiền của bạn, và cho người khác vay, với mức lãi suất 20%/năm. Với việc làm cơ quan trung gian, ngân hàng sẽ hưởng phần chênh ở giữa và chịu sự rủi ro (nợ xấu).

Với DeFi, sẽ không có ngân hàng nào ở đây cả. Tất cả sẽ được thực hiện thông qua Smart Contract. Ví dụ bạn có tiền nhàn rỗi, bạn sẽ mang lên hệ thống để gửi (lending). Người khác sẽ TRỰC TIẾP vay khoản này thông qua hệ thống. Như vậy, bạn sẽ nhận được lãi cao hơn (1 số dự án Lending lên đến 20-30%/năm) và đi vay cũng vay được với mức lãi suất ưu đãi hơn, nôm na là vậy.

 2. Những dự án và người dùng kiếm tiền từ DeFi như nào?

Có rất nhiều dự án DeFi hot hiện tại, nhưng cách kiếm tiền thì hầu như đều như nhau: Yield Farming.

Yield hay còn gọi là lãi suất, là yếu tố chính mà DeFi dùng để thu hút người dùng. Khi bạn sử dụng hay mang lại lợi ích cho hệ thống, bạn sẽ nhận được lãi.

Ví dụ với Compound (COMP), nếu bạn cho dự án mượn 100 ETH, sau 1 năm bạn sẽ nhận lại được 125ETH. Lãi suất bạn nhận được đến từ chính những người vay ETH của bạn thông qua hệ thống.

Yield cao chính là lí do mà rất nhiều tổ chức đầu tư đang đổ tiền vào DeFi. Với nhiều anh em ở đây, lãi suất 20-30%/năm có thể là bình thường, nhưng với nhiều tổ chức lớn, lãi suất đó là CỰC cao, thậm chí là trong mơ. Điểm yếu duy nhất của cơ chế này nằm ở 2 yếu tố, tính bất ổn của thị trường Crypto và tính thanh khoản của thị trường.

Như đã biết, thị trường Crypto vốn nổi tiếng với sự bất ổn về giá cả. Với các quỹ đầu tư lớn, không ai muốn ném tiền vào 1 thứ mà hôm nay nó 100$, ngày mai nó lên 120, ngày kia lại xuống 80$ cả. Để giải quyết vấn đề này, hầu hết các dự án đã xử lý bằng việc cho vay sử dụng ETH và USDT.

Vậy còn tính thanh khoản thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bạn muốn vay nhưng không có ai cho vay, và ngược lại?

Để đối phó với vấn đề này, COMP đã cho ra đời 1 giải pháp cho người dùng: Liquidity Mining.

Bình thường, với các ngân giao dịch tài chính tập trung, ngân hàng đứng giữa với vai trò trung gian và cung cấp thanh khoản. Nhưng với DeFi, không có ai đứng giữa trung gian cả, vậy nên thanh khoản sẽ là 1 vấn đề. COMP quyết định đưa ra 1 giải pháp gần giống với các sàn giao dịch hiện tại, đó là nếu bạn cung cấp thanh khoản, bạn sẽ được hưởng thêm COMP ngoài lãi suất ra. Về cơ bản, bạn sẽ được lãi kép với DeFi.

Đó chính là lí do mà DeFi trên thế giới đang được FOMO hàng ngày như vậy. Tổng giá trị tiền được lock trong các dự án DeFi hiện nay đã lên đến hơn 4 tỷ $, và dự đoán con số này sẽ còn tăng nữa. Trong tình trạng kinh tế phức tạp trên toàn cầu, cũng như lạm phát gia tăng, các tổ chức tài chính lớn sớm hay muộn cũng sẽ đặt tiền vào DeFi, và khiến cho game tài chính trở nên vô cùng thú vị.

Default image
jūlian.eth
Articles: 24