Nếu đã đọc bài viết về Sushiswap và sự kiện Migration trước của mình, bạn sẽ thấy rằng mình đặc biệt ấn tượng với cách thực hiện và triển khai Sushiswap của NomiChef. Nhiều dự án có thể clone được mô hình farming của Sushi và YAM, nhưng thực hiện bước đi Migration thì không phải ai cũng có thể làm được.
Sau khi sự kiện Migration diễn ra thành công và tổng thanh khoản của Sushiswap luôn duy trì ở mức tốt ngang ngửa với Uniswap. Lại được SBF đỡ đầu, bên cạnh đó là động thái hoàn trả ETH mà NomiChef đã dumb SUSHI, cộng đồng đã tăng niềm tin trở lại vào dự án Sushiswap, giá SUSHI đã up mạnh 30% sau tweet.
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn một cách đầy đủ, chỉ tiết và toàn diện nhất về việc Farm Sushi.
Bài viết sẽ chia ra làm 3 phần :
- Hướng dẫn cơ bản về thao tác Farm.
- Phân tích rủi ro khi Farm.
- Tối ưu lợi nhuận khi Farm.
Bài viết có lẽ sẽ khá dài nên phần nào bạn đã biết rồi thì cứ skip thẳng đến phần muốn đọc.
Hướng dẫn cơ bản về cách Farm Sushi ? ? ?
Đối với những “nông dân” mới chưa biết thì cấu trúc của Sushiswap hơi khác so với Uniswap một chút – vì Uniswap không có mô hình token.
Bạn sẽ thấy tại trang chủ của Sushiswap có 3 phần chính : Menu – Staking – Exchange.

Mình sẽ đi vào giới thiệu khu vực Exchange trước.
Vì đây là nơi bắt đầu hành trình FARM SUSHI của bạn.
Exchange của Sushiswap thì cũng giống như Uniswap, và cơ chế hoạt động cũng giống hệt. Sushiswap là một AMM và các nhà cung cấp thanh khoản có thể thêm tài sản của họ vào các bể thanh khoản để kiếm lợi nhuận từ phí giao dịch. Sau khi thực hiện bổ sung thanh khoản thì bạn sẽ được trả về Sushi Liquidity Provider token ( SLP ) để chứng nhận cho cổ phần của bạn trong bể thanh khoản.
Đây là các bước thao tác để bổ sung thanh khoản tại Exchange – Sushiswap:
1.Đầu tiên đăng nhập vào: https://exchange.sushiswapclassic.org/#/pool hoặc chọn Exchange từ trang chủ của Sushi: https://sushiswapclassic.org/
2.Click vào Connecto to a Wallet và đăng nhập. Ở đây mình sẽ sử dụng ví Metamask.
3.Lựa chon Add Liquitidy
4.Lựa chọn cặp hoàn đổi mà bạn muốn bổ sung thanh khoản
5.Tiếp theo nhập lượng thanh khoản mà bạn muốn bổ sung.

Vì pool Uniswap là pool 50/50 ngang giá nên bạn cần phải bổ sung thanh khoản ở cả 2 phía. Việc này thì Uniswap đã tính toán giúp bạn. Ví dụ trên hình khi bạn muốn bổ sung 1 ETH thì ở bên BAND bạn cần phải có 41.6754 BAND để cân bằng.
Sau đó ấn Approve -> Xác nhận giao dịch bằng Metamask. Sau khi lệnh Approve được hoàn tất thì bạn sẽ ấn Add Liquidity -> Xác nhận giao dịch bằng Metamask để thực hiện bổ sung thanh khoản.
Sau khi quá trình bổ sung thanh khoản thành công, bạn sẽ nhận được một token tên là SLP trong ví MetaMask. Đây chính là chứng nhận cổ phần của bạn trong các bể thanh khoản, và sau này sẽ sử dụng nó để rút phần thanh khoản của bạn trong bể tương ứng.

Hoặc, bạn có thể dùng nó để đi Farm SUSHI ở phần tiếp theo.
Phần Menu
1.Bạn click vào Unlock Menu – Thực hiện login bằng Metamask hoặc WalletConnect ( ở đây mình sử dụng Wallet Connect) để mở danh mục các pool Farm

Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của một pool Farm bao gồm: Pool đó farm bằng gì và lợi nhuận tính theo năm ra sao.

Ví dụ Pool Band-osaurus: Bạn sẽ cần BAND – ETH SLP để farm và lợi nhuận hàng năm là 920,17% . Yummy.
Ở bước trước, khi bạn thực hiện bổ sung thanh khoản cho cặp hoàn đổi nào thì bạn sẽ có SLP của cặp hoàn đổi đó.
2.Click vào Select -> Approve BAND – ETH SLP và xác nhận giao dịch trên Metamask -> Deposit BAND- ETH SLP và xác nhận giao dịch trên Metamask.

Sau khi quá trình hoàn tất bạn sẽ thấy hiển thị như này.

Trong đó:
- Unstake để bạn thực hiện rút token SLP về ví (Metamask)
- Harvest là thu hoạch Sushi về ví (Metamask).
Lưu ý, cả thao tác Unstake và Harvest đều cần xác nhận giao dịch bằng Metamask.
Như vậy là bạn đã bắt đầu quá trình Farm SUSHI.
Cuối cùng là phần Staking.
Sau khi bạn đã có SUSHI rồi thì bạn có thể stake SUSHI để kiếm thêm xSUSHI – về bản chất vẫn là SUSHI thôi.
Các bước stake SUSHI cũng tương tự.

Approve SUSHI – Xác nhận giao dịch Metamask -> Stake SUSHI – Xác nhận giao dịch bằng Metamask.
Sau khi hoàn tất thì chỗ SUSHI sẽ được chuyển thành xSUSHI để staking. Lượng SUSHI tăng thêm cũng sẽ là xSUSHI, sau này khi bạn muốn thu về thì ấn Convert SUSHI.
Như vậy là bạn đã nắm được các bước cơ bản của việc Farm và Stake SUSHI.
Chúng ta sẽ tiến đến phần 2 là các chiến lược khi Farm SUSHI.
Phân tích rủi ro khi FARM
Việc Farm SUSHI là một nghiệp vụ tương đối thú vị và mới trong không gian tiền điện tử. Nó chứng minh cho mọi người thấy rằng các tài sản crypto không chỉ đơn thuần tạo ra lợi nhuận bằng Capital Gain – mà giờ đây nó tạo ra cả Cash Flow. Tuy nhiên giống như mọi hình thức đầu tư, không phải là Farm SUSHI không có các rủi ro. Trước khi đi vào phân tích các rủi ro của từng loại pool, mình khuyên bạn nên đọc lại bài viết này để hiểu về khái niệm Tổn thất tạm thời (Impermanet Loss).
Hiện tại Sushiswap có tổng cộng 18 pool farm SUSHI, mình sẽ phân loại các pool này ra 3 nhóm:
- Nhóm gồm các Farming Token và ETH: ? SUSHI-ETH, ? YFI-ETH, ? YAMV2-ETH, ? CRV-ETH, ? COMP-ETH
- Nhóm gồm Stable Coin và ETH: ? USDT-ETH, ? USDC-ETH, ? DAI-ETH, ? SUSD-ETH
- Nhóm còn lại:? BAND-ETH, ? LINK-ETH, ? AMPL-ETH, ? SNX-ETH, ? SRM-ETH, ? REN- ETH, ? LEND – ETH, ? UMA – ETH
Tại sao cần phân loại pool?
Vì mỗi loại pool sẽ tiềm ẩn với các mức rủi ro khác nhau.
Khi thực hiện cung cấp thanh khoản, có 2 rủi ro chính mà các nhà cung cấp thanh khoản sẽ phải lường trước. Đầu tiên đó là sự dump giá của các tài sản mà bạn gửi trong bể thanh khoản. Thứ hai đó là Tổn thất tạm thời mà mình đã nhắc đến ở phía trên. Các rủi ro này sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy vào tính chất của từng pool – mà thực ra là do tính chất các tài sản trong các pool đó. Hãy phân tích luần lượt từng nhóm.
Nhóm Farming Token và ETH:
Các Farming token là loại token khá mới ở thời điểm hiện tại, và với việc là hàng ngày được mint ra liên tục để trả cho các nhà cung cấp thanh khoản thì mức độ rủi ro khi nắm giữ các token này là tương đối cao. Vì vậy giá của nó có độ biến động lớn bất thường so với các loại token thông thường khác. Vì vậy nếu bạn cung cấp thanh khoản cho các pool Farming token – ETH thì độ rủi ro về mất mát tài sản sẽ cao hơn.
Như ví dụ trong bài biết này, nếu Farming Token bị giảm 50% giá thì theo cơ chế hoạt động của AMM, bạn sẽ mất 29.29 % giá trị tổng tài sản.
Kèm theo đó, các Farming token này thường không nhất thiết có sự biến động chung với thị trường, nên sẽ xảy ra phân kỳ về giá của cập trao đổi, dẫn đến Tổn thất tạm thời lớn hơn. Một điểm nữa là các Farming token này đang được khuyến khích cung cấp thanh khoản chéo nên sẽ dễ dẫn đến hiệu ứng domino khi có một sự kiện blackswan xảy ra.
Vì vậy, Pool Farming Token và ETH thường sẽ chịu cả 2 rủi ro về mất giá tài sản cung cấp thanh khoản và Tổn thất tạm thời.
Nhóm Stable Coin và ETH:
Nhóm này vẫn chịu cả 2 loại rủi ro tuy nhiên mức độ thì nhẹ hơn. Lí do là vì ETH là một loại tài sản có biên độ biến động thấp ( trong không gian tiền điện tử ) , và nửa còn lại là Stable-coin thì gần như không có biến động về giá, nên thường giá trị cung cấp thanh khoản của bạn sẽ khó bị thay đổi. Tổn thất tạm thời sẽ luốn xuất hiện ở nhóm này vì đặc tính stable cố định giá, tuy nhiên mức độ cũng không nhiều bằng nhóm trên.
Pool Stablecoin và ETH sẽ ít chịu rủi ro về việc mất giá tài sản và chịu nhiều rủi ro về tổn thất tạm thời hơn.
Nhóm cuối cùng là các token thông thường và ETH:
Nhóm này vì cả 2 loại tài sản mà nhà cung cấp thanh khoản là các token có vốn hóa tương đối lớn trên thị trường, vì vậy chúng có mức độ biến động giá tương đương nhau. Khi tăng hay giảm thì vì cả 2 đều biến động nên sẽ chịu nhiều rủi ro về mất giá tài sản hơn, tuy nhiên ít chịu rủi ro về tổn thất tạm thời.
Pool token vốn hóa lớn và ETH sẽ chịu nhiều rủi ro về mất giá tài sản và ít chịu rủi ro về tổn thất tạm thời.
Tuy nhiên, nhóm cuối cùng này vẫn là nhóm an toàn nhất vì việc nắm giữ các token có vốn hóa lớn và ETH là an toàn trong bối cảnh thị trường hiện tại. Thường những nhà cung cấp thanh khoản ở nhóm này là những holder của các tài sản này (chứ ít người đi mua các token này chỉ để farm) , thay vì chỉ hold không thì cung cấp thanh khoản để farm SUSHI sẽ có lợi hơn – và với trường hợp như vậy, thì họ sẽ chỉ phải nhận thêm rủi ro về Tổn thất tạm thời – tuy nhiên bù lại được phí giao dịch và SUSHI.
Vì vậy, 3 loại pool có 3 mức độ rủi ro khác nhau mà theo cá nhân mình đánh giá. Pool loại 1 sẽ là high risk – high return. Pool 2 và Pool 3 có mức độ an toàn tương đương nhau nhưng xét về bối cảnh thị trường đang có xu hướng uptrend về dài hạn, thì Pool 3 sẽ có lợi nhuận cao nhất về long-term.
Pool 2 thì thường dành cho những dân farmer chuyên nghiệp – tức là họ luôn chuẩn bị sẵn Stablecoin và ETH để đi khai thác ở các dự án khác nhau.
Đọc xong phần này là bạn đã có kha khá khả năng phân tích trước khi tham gia farm. Việc tiếp theo chỉ là xác định xem bản thân có thể chấp nhận risk đến đâu có lựa chọn phù hợp.
Phần cuối, sẽ là các chiến thuật để tối ưu hóa lợi nhuận.
Every coin helps ?
Mặc dù các ứng dụng DeFi không hạn chế đối tượng tham gia, nhưng hiện tại đang chỉ hấp dẫn đối với những nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, do rào cản về chi phí khi tham gia. Nếu như bạn có đọc phần về hướng dẫn Farm SUSHI ở bên trên, bạn sẽ thấy đối với một người tham gia tham gia FARM SUSHI lần đầu, giả sử họ đã có sẵn cặp tài sản đối xứng ở trong ví Metamask – sẽ mất ít nhất 4 lần xác nhận giao dịch để hoàn tất quá trình. Tại sao mình nói là ít nhất vì đôi khi Gas tăng cao, sẽ có các giao dịch bị fail và bạn vẫn bị mất fee xác nhận.
Sau đó với mỗi lần Harvest SUSHI sẽ tốn 1 lần fee tx xác nhận giao dịch. Và nếu thực hiện bán SUSHI sẽ tốn thêm 1 lệnh nữa ( trên Sushiswap, hoặc bạn không bán trên Sushiswap mà gửi về sàn giao dịch thì cũng vẫn tốn 1 lần xác nhận giao dịch.)
Với mỗi bước trong quá trình thu hoạt đều tốn fee tx để xác nhận giao dịch. Nếu bạn tham gia farm với số vốn nhỏ thì gần như chi phí xác nhận giao dịch sẽ ăn hết vào lợi nhuận của bạn.
Nếu thế thì không phải vốn nhỏ thì chỉ cần hạn chế Harvest là được hay sao?
Được, tuy nhiên sẽ phát sinh một vấn đề khác. Đó là mặc dù lợi nhuân tính theo năm của các pool là cao, tuy nhiên lợi nhuận này là lợi nhuận tính tức thời dựa trên giá của SUSHI, tức là nếu giá SUSHI mà giảm thì lợi nhuận sẽ không cao như vậy nữa. Ví dụ ngày hôm qua daily ROI của bạn là 5%, nhưng nếu không bán mà hold lại sang hôm nay, giá SUSHI giảm 1 nửa thì daily ROI hôm qua của bạn thực tế chỉ là 2.5% thôi. Dĩ nhiên nếu hold lại mà giá tăng thì daily ROI quá khứ của bạn cũng thay đổi theo, và ngược lại.
Vậy có cách nào để giải quyết vấn đề này không?
Có. Câu trả lời là sử dụng kỹ thuật Hedging
Giả sử bạn đã farm được một số lượng SUSHI nhất định và đang ở mức giá khá tốt, tuy nhiên bạn muốn gom nhiều lần vào để Harvest một lần cho đỡ tốn phí, nhưng sợ để lâu giá giảm. Hãy thực hiện đặt 1 lệnh short với số SUSHI tương đương ở trên Binance, lưu ý không nên sử dụng đòn bẩy cao quá, tối đa chỉ nên sử dụng đòn bẩy x5.
Trong quá trình FARM thêm SUSHI có thể định kỳ để gia tăng khối lượng short tương ứng. Nếu thị trường không có biến đọng quá mạnh, bạn sẽ vừa được hưởng funding fee từ Binance và coi như đã bán được SUSHI tại thời điểm giá tốt.
Nếu giá tụt thì lệnh Short của bạn có lời, mặc dù bạn bán được SUSHI với giá thấp hơn. Và bạn tiết kiệm được số lần Harvest mà không sợ mất lợi nhuận.
Nếu giá tăng thì lệnh Short của bạn sẽ lỗ, tuy nhiên lúc này SUSHI của bạn sẽ bán được giá hơn so với thời điểm Short. Và bạn vẫn tiết kiệm được số lần Harvest. Tuy nhiên cần lưu ý tránh để bị thanh lý lệnh.
Đó là ý tưởng của kỹ thuật Hedging, tuy nhiên khi thực hiện cần tính toán cẩn thận. Đây là một kỹ thuật phổ biến khi đầu tư tài chính ( và nó chính là mục đích ban đầu của phái sinh – thị trường future), nhưng đối với dân đầu tư không chuyên nên có sự luyện tập trước hoặc có sự tư vấn.
Đây cũng là 1 yếu tố khiến mình tin rằng SUSHI sẽ có tương lai vì bằng với việc SUSHI được list vào danh mục Binance Future.
Bonus tip:
Bạn sẽ để ý thấy khi các loại DeFi token bị fomo về giá thì Gas cũng tăng cao. Lúc đó là thời điểm tốt nhất để bán nhưng thường không bán được vì Gas fee quá cao. Mẹo nhỏ là hãy mua trước 1 ít Chi gas Fee token, sử dụng để “giảm” fee tx khi bán SUSHI trên 1inch.exhchange.
Kết:
Bài viết kết thúc ở đây, hy vọng bạn đã có những hiểu biết nhất định trước khi bắt tay làm nông dân DeFi.
Nếu thấy bài viết có ích, đừng ngại chia sẻ các bài viết của thitrancrypto cho bạn bè, để mình có thêm động lực viết thêm các bài viết khác.
Để tìm hiểu sâu hơn về DeFi và tận dụng tối đa sự ra đời của một hệ thống tài chính mới, đừng ngần ngại trở thanh cư dân của cộng đồng thị trấn crypto: https://t.me/thitrancryptogroup
Nếu thấy bài viết thú vị, đừng ngần ngại share để mọi người hiểu hơn về những chuyện đang diễn ra trong không gian tiền điện tử nhé.
Lưu ý: Không phải tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử đều cung cấp đầy đủ các quyền hạn cho bạn và không phải tất cả đều an toàn. Mình không xác nhận cho một sàn giao dịch cụ thể nào. Bạn cần phải tự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi gửi tiền hoặc tiền điện tử đến bất kỳ sàn giao dịch, trang web hoặc ứng dụng nào.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Không có thông tin nào ở trên là lời khuyên đầu tư,mời gọi hay khuyến khích sử dụng các sàn giao dịch cụ thể hoặc thông tin thực tế theo bất kỳ cách nào và không nên được hiểu như vậy. Bạn đọc nên tự nghiên cứu. Nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra, mình sẽ cố gắng hỗ trợ trong mức cho phép. Mục đích của mình chỉ là cung cấp thông tin và truyền bá kiến thức về chủ đề này.